NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐẦU NỐI QUANG NHANH FAST CONNECTOR

Cấu tạo và ứng dụng của đầu nối quang nhanh Fast connector

Đầu nối cáp quang Fast connector có tác dụng kết nối hai sợi quang với nhau, cho phép ánh sáng truyền từ lõi sợi quang nay sang lõi sợi còn lại một cách mạch lạc, hay kết nối sợi quang vào các thiết bị ra vào. Có thể nói Fast Connector là phụ kiện quang không thể thiếu trong bất cứ hệ thống mạng quang nào tại Việt Nam hiện nay.

fast-connector-sca

Hai lõi sợi cáp quang cần phải được tiếp xúc thẳng hàng và bề ngoài đầu nối quang phải được vệ sinh một cách cẩn thận, làm sạch bụi, mảnh vụn hay những vết trầy xước để có thể đảm bảo chất lượng và tính ổn định của đường truyền, độ suy hao thấp. Kết cấu chung của các đầu nối hiện nay gồm có ba thành phần chính đó là ferrule, thân đầu nối (hay còn gọi là connector body) và khớp nối.

  1. Cấu tạo của một đầu nối cáp quang

Một đầu nối có các thành phần chính gồm:

cau-tao-dau-noi-quang

Phần đầu sứ (ferrule) ở phía trước được thiết kế để hỗ trợ cho lõi sợi quang có thể tiếp xúc thẳng hàng với mục đích giảm thiểu suy hao một cách tối đa. Phần ferrule này được gắn nhờ một bộ phận có chức năng giống lò xo (collar assembly) ở phía trong phần thân của đầu nối cáp quang. Bộ phần này có nhiệm vụ đẩy đầu ferrule về phía trước giúp việc tiếp xúc được tốt nhất. Ngoài ra, ở phía cuối của mỗi đầu nối cáp quang thường có một bộ phận có nhiệm vụ giảm việc chống vặn cũng như tăng khả năng chịu lực của cáp quang. Đồng thời, phần đầu nhựa bảo vệ khu vực cuối của đầu nối cáp quang cũng hỗ trợ, hạn chế độ uốn cong dẫn đến việc gãy gập khi kết nối cáp vào thiết bị đảm bảo chất lượng lõi cáp.

  1. Để có được kết nối tốt, cần lưu ý những gì?

Để có được một kết nối tốt, các lõi sợi quang cần phải được kết nối thẳng hàng và cũng phải đảm bảo chất lượng của bề mặt. Khi hai sợi quang bị lệch trục thì một phần ánh sáng sẽ bị thất thoát ra ngoài, làm gián đoạn đường truyền, lỗi hệ thống cũng như giảm khoảng cách truyền dẫn tín hiệu.

Lệch góc đầu nối cũng là một trong những nguyên nhân gây thất thoát tín hiệu. Người dùng hoàn toàn có thể hạn chế trường hợp này bằng cách sử dụng các loại đầu nối cáp quang có bề mặt ferrule ở dạng PC (Physical Contact). Các ferrule này sẽ giúp giữ sợi quang ở vị trí thẳng hàng khi kết nối.

image3

Bề mặt đầu nối cáp quang đóng vai trò vô cùng quan trọng và quyết định đến hiệu suất truyền tải tín hiệu của hệ thống. Sau khi thực hiện việc bấm đầu, cần mài nhẵn các bề mặt đầu nối cáp quang nhằm loại bỏ các vết bẩn hay khiếm khuyết tại bề mặt. Quá trình này thường được thực hiện trong các nhà máy sản xuất, nhưng cũng có một vài loại đầu nối cần được mài ngay ở địa điểm thi công. Việc này phải tiến hành trên một miếng đệm mềm và sử dụng loại giấy mài chuyên dụng. Kỹ thuật mài cũng tương đối đặc biệt với thao tác chuyển động hình số tám, nhằm mài đều tất cả các góc của đầu nối cáp quang.

Một kiểu bề mặt kết nối quang phổ biến khác là dạng UPC (Ultra Physical Contact), cung cấp hiệu suất kết nối cao. APC (Angled Physical Contact) cũng là một kiểu bề mặt kết nối thông dụng hiện nay với đặc điểm là bề mặt kết nối vát góc 8 độ. Kiểu APC có ưu điểm mạnh nhất là hạn chế phản xạ ánh sáng tại bề mặt tiếp xúc, giúp giảm tối đa độ suy hao trên toàn tuyến cáp quang. Loại đầu nối này thường được sử dụng trong môi trường viễn thông hoặc ở các ứng dụng truyền hình.fast connector

Vấn đề nhiệt độ cũng được người dùng quan tâm đúng mức. Trong các môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ từ -40°C đến 85°C, sợi quang và ferrule có thể bị dịch chuyển trong quá trình sử dụng từ đó làm giảm hiệu suất truyền tín hiệu của hệ thống.

logo_hd3CÔNG TY CỔ PHẦN DATACOM QUỐC TẾ
Địa chỉ: Tầng 4 tòa nhà HUD3 Tower, số 121-123 đường Tô Hiệu, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội
Tel: 024 6673 5252
Website : www.datacomquocte.com
Email: tiennv@datacomquocte.com